Giảm xóc ô tô là gì và có vai trò như thế nào ?

Đường giao thông nhìn thì có vẻ bằng phẳng nhưng thực tế, các điểm trên mặt đường sẽ có độ lồi lõm nhất định, chênh lệch về cao độ, khiến điểm tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường không đồng đều. Đồng thời trong quá trình lái, xe phải chuyển hướng liên tục kéo theo những dao động từ bánh xe lên thân xe và tác động lên mặt đường. Khi đó giảm xóc (phuộc nhún, ống nhún) sẽ đóng vai trò quan trọng để triệt tiêu hoặc giảm thiểu dao động một cách tối đa.
Nhờ có hệ thống giảm xóc sẽ làm tiêu biến đi những rung động do lực đàn hồi tạo ra, duy trì sự cân bằng, ổn định của ô tô khi tăng tốc, cua hay phanh gấp. Giúp ô tô vận hành êm ái, an toàn và đảm bảo an toàn cho người lái.

Cấu tạo giảm xóc ô tô

Giảm xóc ô tô sẽ bao gồm các thành phần:
– Một Piston sẽ được gắn vào đầu và cuối của phần cốt nhún, di chuyển trong xi lanh. Trong đó, cốt nhún thường có dạng hình trụ rỗng ruột với những lỗ tiết lưu. Phần đầu còn lại của cốt nhún được gắn vít dậy nhớt để ngăn nhớt không bị rò rỉ trong quá trình cốt nhún làm việc. Đồng thời, bộ phận này cũng sẽ được giữ chặt trên miếng sắt hình chữ A phía trên.
– Một xilanh nằm phía trong là nơi để bộ phận piston di chuyển. Phần đầu dưới của xi lanh sẽ được lắp ráp với cốt bánh xe trước và một vít xả nhớt. Thông thường, trong xilanh sẽ chứa khoảng 100cc – 125 cc nhớt.
– Một van tiết lưu làm bằng nhôm hoặc thau nằm ở giữa cốt nhún và xilanh có chức năng kiềm cũng như di chuyển piston lên xuống thông qua việc đóng mở các lỗ tiết lưu.
– Một phốt nhớt có vai trò giữ cho nhớt ở trong xi lanh không bị rò rỉ ra ngoài.
– Một phe gài chặt chốt hoặc khâu nối có những ven răng liên kết giữa bộ phận cốt nhún và xilanh.
– Ống bọc lò xo nhún hay còn được gọi là ruột gà thường được làm bằng cao su và ống bao phía bên trên cốt nhún thường được làm từ kim loại. Một số loại xe còn có thêm tai khoan lỗ để gắn vào đèn chiếu sáng ban đêm.

Phân loại giảm xóc

Giảm xóc 1 ống

– Cấu tạo chính sẽ gồm 1 buồng dầu và 1 buồng hơi. Chúng được ngăn cách với nhau bằng Piston. Khi tham gia giao thông ô tô đi qua những khu vực có địa hình xấu gây rung lắc, dằn xóc. Lúc này buồng dầu và buồng hơi sẽ chịu lực, giảm xóc cho xe. Với nguyên tắc hoạt động như vậy, rung động sẽ được dập tắt nhanh chóng tiết kiệm thời gian và năng lượng.

Cấu tạo giảm xóc ô tô loại 1 ống
Cấu tạo giảm xóc ô tô loại 1 ống
Hình ảnh giảm xóc trước Mitsubishi Attrage, Mirage
Hình ảnh giảm xóc trước Mitsubishi Attrage, Mirage

Giảm xóc 2 ống

– Cấu tạo gồm 5 bộ phận chính là ống dầu 1, ống dầu 2, ống dầu ngoài cùng, Piston và trục Piston. Đây là loại giảm xốc được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng nhất. Bởi nó có tuổi thọ dài, chức năng giảm xóc tốt lại có giá cả phải chăng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý lắp đặt giảm xóc 2 ống thật chính xác. Nếu không hiện tượng bị rò rỉ dầu rất dễ xảy ra.

Cấu tạo giảm xóc ô tô loại 2 ống
Cấu tạo giảm xóc ô tô loại 2 ống

Giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực

– Là sự kết hợp giữa loại 2 ống và 1 ống, vì vậy, giảm xóc ô tô loại này có những điểm tối ưu hơn. Lỗ cố định ống nhún phía trên cùng
– Ống bảo vệ bọc bên ngoài
– Trục Piston nối với Piston 2 chiều
– Buồng chứa hơi dầu được cách ly với buồng hơi áp lực thông qua piston

Giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực
Giảm xóc loại 2 ống với hơi áp lực
Hình ảnh giảm xóc trước New Triton 2015-2023
Hình ảnh giảm xóc trước New Triton 2015-2023

Giảm xóc bóng hơi

– Cấu tạo giảm xóc bóng hơi bao gồm một ống khí nén, vỏ lò xo khí, trục ống nhún và van tiết dầu, khoang chứa dầu.

Cấu tạo giảm xóc bóng hơi
Cấu tạo giảm xóc bóng hơi
Hình ảnh tổng thể bóng hơi giảm xóc trước phụ GLC250, GLC300, GLC350 2015-2021 chính hãng
Hình ảnh tổng thể bóng hơi giảm xóc trước phụ GLC250, GLC300, GLC350 2015-2021 chính hãng

Giảm xóc Vario

– Có kết cấu tương tự như giảm xóc loại 2 ống, giảm xóc Vario có khả năng thích nghi với tình trạng dằng xóc khác nhau để thay đổi đặc tính giảm chấn.

Cấu tạo giảm xóc Vario
Cấu tạo giảm xóc Vario

Tuổi thọ giảm xóc ô tô

– Theo lý thuyết sau từ 80.000 – 140.000 km vận hành hệ thống giảm xóc ô tô sẽ bắt đầu yếu dần. Tuy nhiên sẽ rất khó để xác định chính xác tuổi thọ của giảm xóc vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện đường xá, thói quen lái xe, mức tải trọng chịu lực, …

Các dấu hiệu phuộc giảm xóc ô tô bị yếu, hỏng

Giảm xóc phát ra tiếng kêu cót két

Giảm xóc bị kêu là một trong những dấu hiệu báo hiệu hư hỏng. Tiếng kêu phát ra có thể do ống giảm xóc đã bị biến dạng, bị gỉ sét… cọ xát vào ống bọc, thân xi lanh. Ngoài ra, bạc trước bị mòn, khô dầu, ty thủy lực bị cong… cũng có thể gây ra tiếng cót két.

Giảm xóc bị chảy dầu

Thông thường giảm xóc sẽ có một lớp dầu mỏng bám trên trục piston. Lớp dầu này có tác dụng bôi trơn giúp giảm xóc hoạt động trơn tru và ổn định. Do đó nếu chỉ thấy giảm xóc bám một màng dầu mỏng thì đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên nếu giảm xóc bị chảy dầu nhiều thì đây là dấu hiệu cho thấy giảm xóc đang gặp vấn đề. Nguyên nhân giảm xóc bị chảy dầu có thể do phớt làm kín bị hở, ty thuỷ lực bị cong vênh, moay ơ bị mòn…

Giảm xóc ô tô bị chảy dầu
Giảm xóc ô tô bị chảy dầu

Giảm xóc bị cứng

Giảm xóc bị cứng là một trong các dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô, hệ thống giảm xóc đã đến lúc cần phục hồi hoặc thay mới. Bởi khi này giảm xóc không còn khả năng đàn hồi nên khi xe chạy, nhất là chạy qua các gờ giảm tốc, ổ gà, đường xấu… xe sẽ bị dằn xóc mạnh.

Xe bị nhún mạnh khi phanh gấp

Xe bị nhún mạnh khi phanh gấp là dấu hiệu cho thấy phuộc giảm xóc đã bị hư hỏng khá nặng, không còn khả năng đàn hồi. Lỗi này khá nghiêm trọng cần sớm kiểm tra và khắc phục bởi có thể gây nguy hiểm.

Lốp mòn không đều

Vì giảm xóc gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng bám đường của lốp xe. Do đó lốp thường xảy ra tình trạng mòn không đều.

Vô lăng bị rung, lệch, xe bị trượt

Khi bị hao mòn, hư hỏng, … hệ thống giảm xóc có thể bị yếu đi. Điều này làm giảm độ bám đường của lốp xe, ảnh hưởng đến hệ thống lái khiến vô lăng bị lệch, bị rung, xe bị trượt…

Cách kiểm tra giảm xóc ô tô

Kiểm tra giảm xóc trước

– Đỗ xe trên một mặt phẳng và dùng mắt để quan sát đầu xe. Nếu hai bánh trước có độ cao bằng nhau thì chứng tỏ giảm xóc trước ô tô vẫn còn đang hoạt động tốt.
– Đo chiều cao của xe để đánh giá xem có trùng khớp với thông số thiết kế hệ thống treo hay không. Nếu có sự chênh lệch lớn thì khả năng cao là lò xo giảm xóc đã bị gãy, hỏng.
– Dùng lực ấn mạnh đầu xe xuống, nếu xe không nhả lại vị trí như ban đầu thì có nghĩa phuộc nhún đang gặp vấn đề.

Kiểm tra giảm xóc sau

Dùng hai tay nắm chắc vào phần cốp của xe và đẩy lên kéo xuống nhiều lần để kiểm tra độ đàn hồi của hệ thống giảm xóc ô tô. Nếu xe dừng lại ngay sau khi bỏ tay ra hoặc chỉ dao động nhẹ một lần thì có nghĩa là phuộc nhún sau vẫn đang hoạt động tốt. Ngược lại, sau khi buông tay xe vẫn tiếp tục dao động và xuất hiện những tiếng kêu lạch cạch thì đã đến lúc bạn cần thay một hệ thống giảm xóc mới.

Kiểm tra bằng mắt thường

Một cách đơn giản để kiểm tra tình trạng của bộ giảm xóc là nhìn vào các vết dầu thủy lực trên ống nhún. Nếu bạn thấy dầu rò rỉ nhiều, có màu hoặc mùi khét, đây là dấu hiệu cho thấy phận giảm xóc đã hư hỏng nặng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến độ đàn hồi của lò xò. Khi thiết bị này gãy và biến dạng thì phương tiện sẽ rung lắc dữ dội và tạo ra tiếng ồn lớn khi di chuyển.

Xem thêm:
-Giảm xóc trước Mitsubishi Xpander 2022-2023
-Giảm xóc trước Mitsubishi Attrage, Mirage (Phuộc nhún)
-Giảm xóc sau Mitsubishi Attrage, Mirage 4162A256 (Phuộc nhún)
Giảm xóc trước Mitsubishi Triton 2015-2024, Pajero Sport 2017-2024
Giảm xóc sau Mitsubishi Triton 2015-2023 4162A289 (phuộc sau)
Giảm xóc trước Mitsubishi Pajero Sport 2010-2016, Triton 2009-2014
Giảm xóc sau Mitsubishi Triton 2009-2014 4162A366 (Phuộc nhún)
Giảm xóc sau Mitsubishi Xpander 2022 56210W050P
Giảm xóc sau Mitsubishi Xpander 2018-2021 4162A409

Zalo